Được tạo bởi Blogger.
RSS

Trang

Bao giờ Bộ NNPTNT hội thảo?

 BÁN CHUNG CƯ SKY GARDEN 

  • VỊ TRÍ TRUNG TÂM: giao thông thuận tiện, trước mặt là đường mở rộng 40m của đường Kim Đồng kéo dài. Xem chi tiết tại website:Chung cư sky garden

  • Trong BÁN KÍNH 500M có ĐẦY ĐỦ các TRƯỜNG HỌC từ tiểu học đến trung học, gần CHỢ, BỆNH VIÊN, HỒ ĐIỀU HÒA… Gần các trường ĐH lớn như:Xây Dựng, Kinh Tế, Bách Khoa, …

  • TIỆN ÍCH ĐẲNG CẤP ngay tại căn hộ như: siêu thị, TTTM, bể bơi, vườn treo…

  • GIÁ BÁN căn hộ CỰC TỐT chỉ hơn 1,5 Tỷ đã Sở hữu 1 căn hộ Đẳng Cấp.

  • THANH TOÁN dựa theo TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG, gắn với ngày tháng chi tiết.

CHUNG CƯ SKY GARDEN – Là toà tháp đôi gồm 28 tầng và 2 tầng hầm được xây dựng trên tổng diện tích 7000m2, sở hữu vị trí đắc địa tại ngã tư đường Kim Đồng kéo dài ( thuộc vành đai 2,5) và đường Giải Phòng, kế cận với khu vực trung tâm thủ đô và là cửa ngõ dẫn vào nhiều khu đô thị hiện đại.
Nằm trong khu vực quy hoạch đồng bộ, hiện đại ngoài những tiện ích sẵn có Chung cư Sky Garden còn được thừa hưởng từ môi trường xung quanh như; Bệnh viện Bạch Mai, ĐH Bách Khoa, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Ga Xe Lửa, Bến Xe phía nam, hồ điều hoà……
Trong vòng bán kính 500m của dự án bạn có thể tiếp cận với tất cả các tiện ích cho cuộc sống hàng ngày từ trường học mầm non đến đại học và các dịch vụ mua sắm, thể thao.

 Liên hệ ngay đại diện chủ đầu tư để biết thông tin chi tiết: 
Công ty TNHH Định Công (tập đoàn thép Vân Thái- Vinashin) 
 Hotline: 0918 226 517 - 0972 722 286 

 

Nhiều cây caosu có đường kíinh thân lên đến 20cm vẫn bị bão số 10 quật ngã. Ảnh: Anh Tuấn

 

 Nguy cơ trắng tay lần nữa 

Ngay từ ngày 2.10, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đã ban hành văn bản 1007 để chỉ đạo, hướng dẫn bà con thu dọn, xử lý, khôi phục cây caosu bị hư hại. UBND tỉnh này cũng có Quyết định số 1797 ngày 8.10 với nội dung tạm ứng kinh phí để mua 5 tấn Vaselin khôi phục khẩn cấp cây caosu bị gãy. Còn tại Quảng Bình, ngày 4.10, ông Hoàng Văn Mịn - Phó GĐ sở NNPTNT - đã có công văn số 1430/SNN-KTNN về việc khắc phục vườn cây caosu bị ảnh hưởng cơn bão số 10.

Theo đó, đã đề nghị UBND các huyện, TP và các đơn vị trồng caosu thực hiện các biện pháp như: đối với caosu mới trồng thì dựng lại và cắm cọc những cây bị nghiêng, đào rãnh thoát nước cho vườn cây… nhằm phục hồi sự phát triển của cây; với những vườn cây có tỷ lệ cây gãy, tét thân (trong phạm vi từ mặt đất đến 2m), đổ hoặc bật gốc trên 60% diện tích thì cần phải thanh lý nhằm giải phóng vườn cây để tiến hành trồng mới các năm tiếp theo…

Bão tan, các đơn vị trồng caosu thuộc Tập đoàn caosu có Cty con, chi nhánh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thì loay hoay, xoay xở đề nghị cấp trên tìm giải pháp khắc phục hậu quả, còn người dân trồng caosu tiểu điền thì bị mất trắng nhưng chả biết kêu ai…

Ngày 11.10, ông Phạm Tiến Cảm - Chủ tịch Cty TNHH MTV Việt Trung - cho biết, với mức thiệt hại nặng nề sau bão, hiện Cty đang gặp rất nhiều khó khăn với gần 1.600 công nhân (CN). Hiện Cty đang có hướng xử lý đối với những nơi có tỷ lệ thiệt hại trên 60%/ha thì phải san bằng và trồng lại cây mới từ đầu.

Tại huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ - nơi có diện tích cây caosu bị gãy đổ nhiều tại tỉnh Quảng Trị - 100% bà con nông dân đang khẩn trương bám vườn khắc phục thiệt hại.

Anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh cho biết: “Gia đình tôi thực hiện theo đúng hướng dẫn của chính quyền trong việc khắc phục vườn caosu sau bão. Những cây bị gãy ngang thân ở độ cao từ 2,5 mét trở lên sẽ cưa và giữ lại phần thân để phục hồi. Cây nào bị gãy ở độ cao dưới 2,5 mét thì cắt bỏ. Vì số caosu gãy đổ nhiều nên cần phải có thêm thuốc Vaselin để bôi, phân bón để cung cấp cho cây. Nhưng không riêng gì gia đình tôi, mà ở đây ai cũng tay trắng rồi, lấy đâu ra tiền”.

DN và hộ trồng caosu tiểu điền nào cũng kêu là đang nợ nần ngân hàng, và mong muốn ngân hàng tiếp tục cho vay để “tái cơ cấu” theo cách trồng lại caosu. Trong khi Bộ NNPTNT - cơ quan thay mặt Chính phủ lo cho dân về vấn đề “cây gì, con gì” - đang đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm trước thảm họa caosu sau bão số 10, thì người dân đang tiếp tục lao vào cơn say “vàng trắng”. Và như vậy, nguy cơ tiếp tục nợ nần, trắng tay với cây “vàng trắng” thêm một lần nữa là… trong tầm tay(!)

 Chủ trương đúng, nhưng thiệt hại dân tự chịu 

Ông Dương Đình Phương (ở tiểu khu 5, thị trấn Việt Trung) vừa khóc vừa nói: “Hơn 7ha caosu gia đình đầu tư 7-8 năm nay đã mất trắng, với số vốn bỏ ra hàng tỉ đồng”. Ông Phương cho biết 7ha đất trên ông được địa phương cấp cho năm 1992, từ năm 2011 được cấp lại sổ mới là đất lâm nghiệp để trồng caosu trong thời hạn 50 năm.

Theo ông Phương, địa phương chỉ bàn giao đất, còn việc trồng caosu với diện tích bao nhiêu, phương thức trồng thế nào hay những gì liên quan thì gia đình tự… lo liệu, chính vì vậy khi bị thiệt hại thì người dân… tự chịu, cũng chẳng biết kêu ai. Từ khi bị thiệt hại đến nay, không có cơ quan chức năng nào có biện pháp giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn như có phương án tiêu thụ số cây caosu đã bị gãy, đổ cả. Vậy nên, người trồng caosu ở Quảng Bình đã tốn kém, thiệt hại nay lại tốn kém hơn và chẳng biết bấu víu vào đâu để vượt qua khó khăn.

Ông Phương cho biết, hiện không có vốn để trồng lại cây caosu trên diện tích đã bị thiệt hại bởi mức đầu tư rất cao, khoảng 90 triệu đồng/ha.

Theo ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị - thì cây caosu đã được trồng tại tỉnh này từ năm 1960. Và từ đó đến nay đã khẳng định được vị trí là cây xóa đói giảm nghèo, phù hợp với thổ nhưỡng và có giá trị kinh tế cao.

&Ldquo;Nhưng hiện nay do tác động của thiên nhiên khắc nghiệt, vì vậy phải nghiên cứu, đánh giá tác động của nó với cây công nghiệp dài ngày là cây caosu để hạn chế thấp nhất về thiệt hại, đặc biệt là nguồn giống, quy trình kỹ thuật... Và quan trọng là cần phải có phân bón, thuốc để giúp nông dân khôi phục lại vườn caosu sau bão” - ông Bài nói.

Sở này cũng đã kiến nghị UBND tỉnh làm việc với Ngân hàng nhà nước để có chính sách khoanh nợ, dãn nợ, cho vay để nông dân có điều kiện tiếp tục sản xuất. Ngoài ra cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại do bão, nhất là nguồn giống.

Tại hội nghị triển khai công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 10 vào ngày 10.10 tại tỉnh Quảng Trị, Ông Nguyễn Đức Cường - Chủ tịch UBND tỉnh - khẳng định trồng cây caosu là một chủ trương đúng đắn của tỉnh. Vì vậy sẽ tiếp tục phát triển cây caosu, nhưng sẽ phát triển an toàn và bền vững.

 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét