Gia đình ấy nằm giữa khoảnh vườn rộng chừng 2.000 m2 ở ấp Nhất A, xã Chánh Hội (H.Mang Thít, Vĩnh Long). Trong vườn, cây dại mọc um tùm, khiến ngôi nhà càng tách biệt với chòm xóm. Thấy chúng tôi đến, chủ nhà Trần Văn Nhịn (54 tuổi) liền... Chạy trốn. Phải nhờ một người hàng xóm gọi lại, động viên mãi ông mới chịu tiếp chuyện khách lạ. Sống biệt lập để... Sinh con Ông Nhịn và vợ tên Võ Thị Sáu có với nhau 10 mặt con, gồm 4 trai 6 gái. Con trai đầu lòng là Trần Văn Sang (33 tuổi) và con gái nhỏ nhất là Trần Kim Chi (4 tuổi). Hiện 3 con gái lớn đã lập gia đình, có cuộc sống ổn định. Trong số 10 người con, chỉ có 2 người được đi học là Trần Văn Thanh (27 tuổi) và bé Trần Quế Trân (6 tuổi)... Ông Nhịn bảo không nhớ rõ tên tuổi của các con, thường ngày gọi con theo tên các nghệ sĩ mà ông yêu thích như: Thanh Nga, Thanh Kim Huệ, Vũ Linh, Quế Trân... Chỉ vào đứa con gái đang bồng trên tay, ông Nhịn rưng rưng: “Cách đây 4 năm, khi đó vợ tôi 49 tuổi và đang mang bầu bé Kim Chi được 8 tháng. Một hôm, thằng con trai lớn chạy xe máy chở mẹ nó đi chợ, do tránh con mèo nên xe bị trượt bánh, lật xuống đường. Lúc đó cả hai mẹ con đều bất tỉnh, bà con đưa đến bệnh viện thì chỉ kịp cứu được bé Kim Chi này”. Theo lời những người hàng xóm thì trong 10 lần sinh nở, bà Sáu chỉ đến trạm y tế xã sinh vài ba lần, còn lại đều sinh tại nhà. Bà Lê Thị Hoa, người từng 2 lần đến cắt rốn cho con ông Nhịn, kể: “Gia đình thằng Nhịn sống không giống ai. Mỗi lần sinh con là đổi mụ. Cả 2 lần tôi cắt rốn cho con nó, vợ sinh rồi nó mới chạy ra kêu. Tôi chỉ vô làm vệ sinh, cắt rốn cho đứa bé... Ngoài tôi ra, còn có bà mụ Liễu, mụ Mười ở các ấp khác cũng được thằng Nhịn mời tới đỡ đẻ. Mời mụ đỡ đẻ cũng phải thay đổi vì sợ biết vợ sinh nhiều sẽ bị cán bộ dân số đến vận động”. Ông Huỳnh Văn Miều, một cán bộ về hưu ở xã Chánh Hội, H.Mang Thít, cho biết: "Năm 1984, ông Nhịn chuyển nhà từ ở ấp Chánh Thuận về ấp Nhất A khi đã có 2 đứa con. Cán bộ ấp, xã thấy gia đình rất nghèo, đến vận động sinh đẻ có kế hoạch, nhưng chỉ ít lâu sau vợ ông sinh thêm con thứ ba. Sinh đến đứa thứ 10 thì bà Sáu qua đời". Lánh xa mọi người Ông Miều nói rằng, mặc dù có thời gian làm ở Đội Cảnh sát bảo vệ Huyện ủy Long Hồ, nhưng không hiểu sao tính tình ông Nhịn khá... Kỳ quặc, thích sống biệt lập, xa cách mọi người. Ông Huỳnh Văn Thắng, nhà giáp ranh đất ông Nhịn, cho biết thêm: “Gần 30 năm sinh sống tại đây, tôi chưa bao giờ thấy ông Nhịn đi đám tiệc với bà con chòm xóm. Khu vực nhà ông Nhịn ở như cái ốc đảo, ít người lui tới, tối đến không điện, gặp người lạ đến thì chủ nhà... Trốn mất”. Hỏi ông Nhịn vì sao không giao tiếp hàng xóm, cho con đi học..., Ông chỉ cười mà không trả lời. Những người hàng xóm còn cho biết khi 3 cô con gái của ông Nhịn chưa lấy chồng, trong khu vườn này có đến 6 cái tum cho 6 người con lớn ở và sinh hoạt. Còn mảnh vườn tạp 2.000 m2 cùng căn nhà tình thương 32 m2 do các nhà hảo tâm xây tặng được ông Nhịn rào chắn bằng chà tre, không ai vô được. Ngày vợ ông Nhịn bị tai nạn qua đời, ông trốn biệt không ai thấy. 3 ngày sau, khi bà con lo chôn cất vợ ông xong, ông mới ló mặt. &Ldquo;Mỗi khi đi ra đường, ông Nhịn lấy 2 cái nắp vung đeo trước một cái, sau một cái và cầm theo một cây gậy để phòng thủ sợ người khác đánh mình, nhìn giống như người rừng xuống phố”, một người hàng xóm kể. Anh Trần Văn Sang, con trai lớn của ông Nhịn, nói rằng cuộc sống “chòi, tum” của gia đình đã được xóa cách đây 2 năm, sau khi được xây tặng căn nhà tình thương. &Ldquo;Hằng ngày, em gắng sức làm thuê để lo cho cha và lo cho các em không còn chịu cảnh bữa đói bữa no nữa”, Sang nói.
Thanh Đức |
'Gia đình người rừng' giữa đồng bằng
03:39 |
Nhãn:
TIN TỨC CƯỚI HỎI
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét