Được tạo bởi Blogger.
RSS

Trang

"Đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên tên nước"

 BÁN CHUNG CƯ SKY GARDEN 

  • VỊ TRÍ TRUNG TÂM: giao thông thuận tiện, trước mặt là đường mở rộng 40m của đường Kim Đồng kéo dài. Xem chi tiết tại website:Chung cư sky garden

  • Trong BÁN KÍNH 500M có ĐẦY ĐỦ các TRƯỜNG HỌC từ tiểu học đến trung học, gần CHỢ, BỆNH VIÊN, HỒ ĐIỀU HÒA… Gần các trường ĐH lớn như:Xây Dựng, Kinh Tế, Bách Khoa, …

  • TIỆN ÍCH ĐẲNG CẤP ngay tại căn hộ như: siêu thị, TTTM, bể bơi, vườn treo…

  • GIÁ BÁN căn hộ CỰC TỐT chỉ hơn 1,5 Tỷ đã Sở hữu 1 căn hộ Đẳng Cấp.

  • THANH TOÁN dựa theo TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG, gắn với ngày tháng chi tiết.

CHUNG CƯ SKY GARDEN – Là toà tháp đôi gồm 28 tầng và 2 tầng hầm được xây dựng trên tổng diện tích 7000m2, sở hữu vị trí đắc địa tại ngã tư đường Kim Đồng kéo dài ( thuộc vành đai 2,5) và đường Giải Phòng, kế cận với khu vực trung tâm thủ đô và là cửa ngõ dẫn vào nhiều khu đô thị hiện đại.
Nằm trong khu vực quy hoạch đồng bộ, hiện đại ngoài những tiện ích sẵn có Chung cư Sky Garden còn được thừa hưởng từ môi trường xung quanh như; Bệnh viện Bạch Mai, ĐH Bách Khoa, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Ga Xe Lửa, Bến Xe phía nam, hồ điều hoà……
Trong vòng bán kính 500m của dự án bạn có thể tiếp cận với tất cả các tiện ích cho cuộc sống hàng ngày từ trường học mầm non đến đại học và các dịch vụ mua sắm, thể thao.

 Liên hệ ngay đại diện chủ đầu tư để biết thông tin chi tiết: 
Công ty TNHH Định Công (tập đoàn thép Vân Thái- Vinashin) 
 Hotline: 0918 226 517 - 0972 722 286 

 

Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Sáng 22/10, tại kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa 13, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – ông Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

 

Về việc đổi tên nước, ông Phan Trung Lý cho biết, qua tổng hợp ý kiến của nhân dân, ý kiến của đại biểu Quốc hội, đại đa số ý kiến tán thành việc giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến đề nghị lấy lại tên nước là “Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

 

&Ldquo;Qua nghiên cứu, xem xét nhiều mặt, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thấy rằng, việc giữ tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cần thiết để thể hiện nhất quán mục tiêu, con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, ông Phan Trung Lý cho hay.

 

Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho rằng, tên gọi này đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau ngày nước nhà thống nhất, đã thân quen với nhân dân ta, được bạn bè và các nước công nhận, trân trọng.

 

&Ldquo;Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

 

Ông Phan Trung Lý cũng trình bày một nội dung được người dân quan tâm đó là quy định về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp).

 

Theo ông Lý, qua tổng hợp ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho thấy, tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân và các đại biểu Quốc hội tán thành việc khẳng định trong Hiến pháp vai trò lãnh đạo của Đảng và những nội dung thể hiện tại Điều 4 của Dự thảo.

 

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị nên viết gọn lại theo hướng chỉ ghi vai trò lãnh đạo của Đảng, còn bản chất của Đảng, trách nhiệm của Đảng thì không quy định trong Hiến pháp mà quy định trong Điều lệ Đảng; một số ý kiến đề nghị cần khẳng định rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội; đề nghị quy định Đảng phải chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình.

 

Ông Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy rằng, quy định về Đảng trong Dự thảo Hiến pháp lần này đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011).

 

Đó là: Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; bản chất giai cấp của Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc; trách nhiệm của Đảng là phải gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

 

Theo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, quy định như vậy phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự tiếp tục kế thừa các bản Hiến pháp trước đây của nước ta (Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001)); phù hợp với truyền thống lịch sử của cách mạng Việt Nam, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.

 

&Ldquo;Vì vậy, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp xin đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về nội dung này như trong Điều 4 của Dự thảo”, ông Phan Trung Lý nói.

Theo kết quả phiếu xin ý kiến của đại biểu Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp thứ 5 có 328/357 đại biểu Quốc hội tán thành với Điều 4 của Dự thảo trình Quốc hội.

 Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4 Hiến pháp) 

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

 

 

 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét