BÁN CHUNG CƯ SKY GARDEN
CHUNG CƯ SKY GARDEN – Là toà tháp đôi gồm 28 tầng và 2 tầng hầm được xây dựng trên tổng diện tích 7000m2, sở hữu vị trí đắc địa tại ngã tư đường Kim Đồng kéo dài ( thuộc vành đai 2,5) và đường Giải Phòng, kế cận với khu vực trung tâm thủ đô và là cửa ngõ dẫn vào nhiều khu đô thị hiện đại. Liên hệ ngay đại diện chủ đầu tư để biết thông tin chi tiết: Chúng tôi vừa cùng đoàn cứu trợ nhân dân vùng bão lụt của Tổng Công ty Hàng không VN đến hai xã Quảng Minh và Quảng Sơn thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là hai xã bị lốc xoáy và lũ lớn trong cơn bão số 11 vừa qua khiến 8 người chết và hàng trăm người bị thương. Toàn bộ nhà cửa tại hai làng Linh Cận Sơn và Hà Sơn bị đổ sập hoặc tốc mái, nhân dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Suốt một tuần sau cái đêm kinh hoàng đó, lực lượng bộ đội thuộc QK4 đã đến giúp dân sửa chữa, che chắn lại nhà cửa. Tuy nhiên những ngôi nhà bị đổ sập thì chưa đủ khả năng dựng lại. Đường sá ngập ngụa bùn đất, cảnh vật vẫn bao trùm trong hoang tàn, tang tóc. Trên khuôn mặt già trẻ em tại đây còn in hằn nét bàng hoàng. Cụ Phạm Chất Phát 72 tuổi ở thôn Linh Cận Sơn run run nói, tui sống ngần này tuổi chưa thấy cơn lốc nào mà quái ác như ri. Cụ Phát cho biết, khoảng hơn một giờ sáng 16/10 cả nhà đang ngủ say thì tự nhiên nghe gió ầm ầm. Trong phút chốc mái nhà của cụ bị hất tung lên trời, mưa xối vào nhà như trút, cả nhà hoảng quá chui xuống gầm giường ẩn nấp. Không riêng gì nhà cụ Phát, khắp thôn Linh Cận Sơn và thôn Hà Sơn lúc đó náo loạn vì hàng chục ngôi nhà đồng loạt đổ sập. Số còn lại thì tốc mái, tôn ngói bay tứ tung. Mưa nặng hạt và nước lũ dâng lên một cách nhanh chóng. Chỉ sau vài giờ đồng hồ lũ đã dâng lên ngang bụng người. Toàn bộ gạo, thóc, heo, gà của người dân đều bị cuốn chìm trong biển nước. Trong đêm tối, hơn 300 hộ dân xã Quảng Sơn, Quảng Minh bồng bế nhau vượt trời mưa gió chạy lên ga đường sắt Minh Lệ cách đó một cây số để trốn lũ.
Chúng tôi ghé thăm nhà chị Phạm Thị Hường ở thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn. Đứng trước bàn thờ người chồng xấu số vừa qua đời trong cơn lốc, chị Hường nức nở cho biết, vì hoàn cảnh khó khăn chị phải lặn lội vào miền nam làm ăn. Chồng chị là anh Mai Xuân Phụ 56 tuổi ở nhà lo ruộng vườn. Khi cơn lốc ập đến, anh Phụ đang nằm ngủ thì một bờ tường đổ sập ngay vị trí giường khiến anh tử vong tại chỗ. Nhận được hung tin, chị đau đớn đón xe về quê lo việc mai táng. Chồng mất, nhà cửa không còn, cuộc sống chị bỗng chốc lâm vào khốn đốn. Cách nhà chị Hường khoảng dăm chục mét, cụ bà Trần Thị Thuận 81 tuổi sống một mình trong căn nhà cấp 4. Cơn lốc đêm đó đã làm đổ sập cả ngôi nhà khiến cụ Thuận tử vong ngay dưới đống đổ nát. Người con trai cụ đứng trước bàn thờ nhà mình không cầm được nước mắt nói: "Đầu hôm tui qua nhà nói mạ gài cửa cho kỹ kẻo đêm hôm gió máy. Ai ngờ nửa đêm lốc xoáy nhà sập, mạ tui cũng đi luôn”.
Thương tâm nhất là gia đình anh Phan Xuân Sơn 49 tuổi ở thôn Linh Cận Săn. Vì hoàn cảnh khó khăn anh Sơn và vợ là chị Trần Thị Lãnh mở quán buôn bán lặt vặt đầu đường thôn. Tối hôm đó cả hai vợ chồng đang ngủ trong quán thì cơn lốc ập tới xô đổ hoàn toàn ngôi nhà. Bị bức tường gạch sập đè lên giường, anh Sơn chết ngay tại chỗ còn chị Lãnh thì trọng thương. Chị được bà con đưa đến bệnh viện huyện cấp cứu. Do trời mưa to, nước lũ dâng lên nhanh, mọi người vội vàng khâm liệm và mai táng anh Sơn ngay trong đêm. Một người trong thôn ngậm ngùi: “Đang liệm, quan tài anh Sơn cứ nổi lềnh bềnh trong nước. Nếu không chôn kịp thời thì chắc bị lũ cuốn trôi rồi”. Vợ chồng anh Sơn có 3 con. Một đứa học xong trung cấp dược hiện chưa xin được việc làm, hai đứa nhỏ thì đang đi học. Gặp chúng tôi cả ba cháu ôm nhau khóc rất thương tâm. Cha chết, mẹ bị thương nặng phải nằm viện điều trị lâu dài, không biết cuộc sống của các cháu trong những ngày sắp đến sẽ ra sao?
Ngay sau lốc lũ lớn, chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị đã đến chia sẽ, cứu trợ cho dân. Riêng đoàn của Tổng Công ty Hàng Không mang đến trao tận tay người dân 250 suất quà mỗi suất 10 cân gạo và một lít dầu ăn. Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho thân nhân 3 người chết ở thôn Linh Cận Sơn mỗi người hai triệu đồng và 10 hộ sập nhà có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi hộ năm triệu đồng. Ông Trần Ngọc Giới, trưởng thôn Linh Cận Sơn nói những ngày đầu sau lũ cả làng không điện, không nước, không củi lửa, bà con phải nhai sống mì tôm cầm hơi. Mấy hôm sau cơ quan chức năng và bộ đội đến giúp xử lý vệ sinh nước giếng, bà con mới có nước uống, củi đun. Mất mát nhiêu nhưng người dân vùng lốc xoáy và lũ cũng ấm lòng vì sự quan tâm của các cơ quan đơn vị và các nhà hảo tâm. Nhìn những khuôn mặt xúc động của người dân khi nhận những suất quà cứu trợ chúng tôi mới thấm thía câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Tuy nhiên tất cả cũng chỉ là giải quyết tình cảnh trước mắt. Sau những gói hàng cứu đói thì khả năng tái đói tại đây đang dần hiện hữu khi mùa màng bị thiên tai cướp trắng, phải mất một thời gian dài nữa mới khôi phục được. Bài và ảnh T rần Trình Lãm |
Những cảnh đời tang thương vùng lốc xoáy
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét