Được tạo bởi Blogger.
RSS

Trang

Vẫn cho phép thu hồi đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội

 BÁN CHUNG CƯ SKY GARDEN 

  • VỊ TRÍ TRUNG TÂM: giao thông thuận tiện, trước mặt là đường mở rộng 40m của đường Kim Đồng kéo dài. Xem chi tiết tại website:Chung cư sky garden

  • Trong BÁN KÍNH 500M có ĐẦY ĐỦ các TRƯỜNG HỌC từ tiểu học đến trung học, gần CHỢ, BỆNH VIÊN, HỒ ĐIỀU HÒA… Gần các trường ĐH lớn như:Xây Dựng, Kinh Tế, Bách Khoa, …

  • TIỆN ÍCH ĐẲNG CẤP ngay tại căn hộ như: siêu thị, TTTM, bể bơi, vườn treo…

  • GIÁ BÁN căn hộ CỰC TỐT chỉ hơn 1,5 Tỷ đã Sở hữu 1 căn hộ Đẳng Cấp.

  • THANH TOÁN dựa theo TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG, gắn với ngày tháng chi tiết.

CHUNG CƯ SKY GARDEN – Là toà tháp đôi gồm 28 tầng và 2 tầng hầm được xây dựng trên tổng diện tích 7000m2, sở hữu vị trí đắc địa tại ngã tư đường Kim Đồng kéo dài ( thuộc vành đai 2,5) và đường Giải Phòng, kế cận với khu vực trung tâm thủ đô và là cửa ngõ dẫn vào nhiều khu đô thị hiện đại.
Nằm trong khu vực quy hoạch đồng bộ, hiện đại ngoài những tiện ích sẵn có Chung cư Sky Garden còn được thừa hưởng từ môi trường xung quanh như; Bệnh viện Bạch Mai, ĐH Bách Khoa, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Ga Xe Lửa, Bến Xe phía nam, hồ điều hoà……
Trong vòng bán kính 500m của dự án bạn có thể tiếp cận với tất cả các tiện ích cho cuộc sống hàng ngày từ trường học mầm non đến đại học và các dịch vụ mua sắm, thể thao.

 Liên hệ ngay đại diện chủ đầu tư để biết thông tin chi tiết: 
Công ty TNHH Định Công (tập đoàn thép Vân Thái- Vinashin) 
 Hotline: 0918 226 517 - 0972 722 286 

 

 

 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định, việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật (Ảnh minh họa: Internet) 

 
  

Trong sáng nay (22/10), Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Trong đó, phần quy định về thu hồi đất, tổng hợp ý kiến về vấn đến này có một số ý kiến tán thành với dự thảo thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.

Nhóm ý kiến thứ hai đề nghị chỉ thu hồi đất đối với 3 trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp để thực hiện “các dự án phát triển kinh tế - xã hội”. Quy định như vậy sẽ tránh được việc lạm dụng trong thu hồi đất.

Nhóm ý kiến thứ ba đề nghị không quy định về thu hồi đất trong Hiến pháp mà để Luật Đất đai quy định thì bảo đảm tính linh hoạt hơn trong quản lý đất đai.

Tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, quyền sử dụng đất là quyền quan trọng của người dân, nên Hiến pháp cần phải quy định chặt chẽ những trường hợp thu hồi. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho Luật Đất đai quy định, nhằm tránh việc lạm dụng để thu hồi đất tràn lan, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, vẫn cần thiết phải thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn trực tiếp với lợi ích của người sử dụng đất và doanh nghiệp, nên cần phải quy định chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và có bồi thường.

Do đó, đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý khoản 3 Điều 54 như sau: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, Dự thảo Hiến pháp 1992 trình Quốc hội lần này vẫn giữ quy định cho phép thu hồi đất trong trường hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng yêu cầu việc thu hồi phải công khai minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Về quy định bảo đảm của Nhà nước trong việc bảo hộ tài sản của tổ chức, cá nhân, Có ý kiến đề nghị bỏ quy định “Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”, bởi các quy định liên quan đến quyền hữu, tự do kinh doanh đã được thể hiện trong phần quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, để khẳng định cụ thể hơn sự bảo đảm của Nhà nước đối với các tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, thì quy định về bảo hộ tài sản là cần thiết, nhằm hiến định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh, ổn định môi trường đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Chiều nay, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

 >>  Chưa nên đặt mục tiêu phục hồi tăng trưởng nhanh 

 >>  Nhiều dự luật quan trọng sắp được thông qua 

 >>  Đề nghị mở rộng đối tượng vay vốn ưu đãi từ Quỹ việc làm quốc gia 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét